Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Bản dịch tham khảo của: William Naythons
—
Tôi nhớ đến ngày con Tủn chuyển nhà đi nơi khác. Ba nó tìm được một công việc ngon lành ở thành phố, thế là cả nhà theo chân ba nó.
I remember the day that Tun moved away. Her father got a good job in the city, and the family followed him.
Một ngày trước hôm con Tủn ra đi, tôi đánh liều mượn chiếc điện thoại của chú Nhiên nhắn tin vào máy của mẹ nó:
A day before she left, I took the risk of borrowing Uncle Nhien’s cellphone and texted her:
– Chiều nay chúng ta chia tay một chút chăng? Buồn ơi là sầu!
– Shall we meet to say goodbye this evening? I’m so very sad!
Mẹ con Tủn đã hết giận tôi vụ nhắn tin linh tinh hôm trước. Có lẽ vậy, vì con Tủn kể với tôi là mẹ nó đã nói với nó bằng giọng hết sức dịu dàng:
– Thằng cu Mùi muốn gặp con.
“Little Mui wants to see you”, Tun’s mother told her. She wasn’t angry with me anymore.
Thằng cu Mùi và con Tủn lại ngồi trong quán chè của bà Hai Đọt. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi, và lần đầu tiên tôi biết buồn.
So Little Mui and Tun drank some sweet soup together, at the Hai Dot café. A breeze was blowing off the river, and it was the first time that I felt what I now know is adult sadness.
Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo.
Many people are afraid of sadness, but I’m not one of them. I’m only afraid of boredom.
Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút một.
Sadness, in that respect, is an excellent remedy, since it expands to fill almost any void.
Khi tôi biết yêu, những câu thơ đầu tiên của tôi là nhằm chia sẻ điều đó:
When I fell in love, sadness was the subject of my first verses:
Từ khi quen em, anh đã biết nỗi buồn
Và nỗi buồn cũng biết mặt anh
Ngày mai nếu nỗi buồn tìm đến
Cũng như là gõ cửa người quen…
Since I made friends with you,
I have known what sadness is
And sadness has also known me
If sadness comes tomorrow
It will just knock all the door of a friend’s house…
Bạn nhớ lại mà xem, có phải điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không có ai gõ cửa nhà mình?
Tâm hồn chúng ta cũng vậy, chúng ta treo ngoài cửa sổ tâm hồn một quả chuông nhỏ và thật khủng khiếp nếu tiếng chuông vui tai đó không một lần vang lên.
Như vậy, nỗi buồn đã rung chuông tâm hồn một chú bé tám tuổi ngày tôi xa con Tủn.
So, sadness rang my bell on the day that Tun left.
Tôi ngồi nhìn nó múc từng muỗng chè đưa vô miệng mà muốn khóc. Con Tủn không khóc. Nó mê mải ăn. Nó ăn một lèo ba chén chè.
I was watching her spooning soup into her mouth, focused on eating. She ate 3 bowls in a row.
Sau này tôi mới biêt bọn con gái khi buồn khổ thường ăn nhiều. Có đứa nhờ thất tình mà mập lên. Có vẻ như khi không còn dịp nói những lời yêu thương, cái miệng đã hồn nhiên quay lại với chức năng nhai và nuốt. Nhiều cô bạn vừa ly hôn nói với tôi: Ăn vậy thôi, chẳng thấy ngon lành gì, nhưng cơ thể cứ đòi hỏi phải ăn. Hay thức ăn là thứ có thể lấp đầy nỗi buồn chăng? Con Tủn trong buổi chiều chớm thu hôm đó cũng vậy. Chiếc muỗng đi qua đi lại giữa chén chè và đôi môi nó như những chuyến bay khứ hồi gấp gáp, tôi nhìn đến hoa cả mắt.
Later I found out that girls often eat when they are sad, though a newly divorced man I know told me the same thing: “food fills the emptiness in my heart.”
Nhưng ăn xong, vừa đặt chiếc muỗng xuống thì con Tủn bắt đầu khóc. Khi ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần.
But when she has finished her three bowls of soup, she began to weep. She had eaten three times more than I did, and now she cried six times more.
Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài.
Her face was as wet as if she has been sitting in the rain. Then she glanced at me rapidly and ran outside.
Vậy thôi, buổi chia tay hôm đó chỉ gói gọn trong hai động tác: ăn và khóc. Không ai nói với ai được câu nào.
And that was all there was: eating and weeping. Neither of us spoke a word.
Tôi có biết bao điều muốn nói với con Tủn. Rằng tôi rất mến nó, mặc dù bao giờ chơi trò vợ chồng tôi cũng cưới con Tí sún làm vợ. Nhưng rốt cuộc tôi đã không nói gì. Ngay cả câu đơn giản nhất là chúc nó lên đường bình an, tôi cũng không kịp thốt ra.
Mười năm sau, tôi gặp lại con Tủn khi tôi lên thành phố học đại học. ( Thằng Hải cò lên trước một năm. Năm sau tới lượt tôi và con Tí sún).
Ten years later, I met Tun again when I came to the city for college. (Hai was already there; Ti was my classmate.)
Trong nhiều năm liền, bốn đứa tôi đã cặp kè với nhau vui vẻ như những ngày thơ ấu. Tôi đã tíu tít với con Tủn bao nhiêu là chuyện, trừ chuyện ngày xưa tôi thích nó.
The four of us had many happy reunions over the years. But I never told Tun how much I had loved her as a child.
Mười năm sau nữa, tức là vào lúc hai đứa tôi đã hai mươi tám tuổi và con Tủn chuẩn bị lên xe hoa, tôi mới thú thật với nó những gì tôi nghĩ về nó hai chục năm trước.
Another 10 years elapsed – we were both 28, and Tun was about to get married – when I confessed the feelings I’d once had for her.
Con Tủn tỉnh bơ:
– Hồi đó em cũng thích anh.
“I liked you too,” she said calmly.
– Đừng giỡn chơi nha. – Tôi giật thót – Thích anh sao suốt ngày em cứ đi chơi với thằng Hải cò?
“Then why did you go with Hai?”
– Chính vì thích anh, em mới không dám đi chơi với anh.
“Because I feel too much for you,” she answered.
Tôi hỏi mà nghe mồ hôi đẫm gáy:
– Em nói thiệt không đó?
– Em sắp lấy chồng rồi, nói dối anh làm chi!
Câu nói của con Tủn ghìm chặt tôi xuống ghế. Nó đặt tấm thiệp cưới xuống bàn và ra về một lúc lâu, tôi vẫn không sao nhấc người lên nổi.
Tun’s confession left me stupefied. I couldn’t lift myself from the chair until long after she was gone – leaving a wedding invitation on the table.
Hai mươi tám tuổi thực ra không chàng trai nào có khả năng
hiểu hết về con gái. Và có thể suốt cả đời vẫn vậy. Người ta nói đúng: hãy yêu phụ nữ nhưng đừng hoài công hiểu họ.
Can a boy of eight understand a girl? Can a man pushing 30 understand a woman? And does anyone in love understand himself?
Tại sao con Tủn thích tôi nhưng nó cứ bám lẵng nhẵng theo thằng Hải cò để tôi phải buồn bã thích con Tí sún?
Lúc hai mươi tám tuổi, tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này và tìm ra cả chục lý do, lý do nào cũng chí lý.
Bây giờ, lúc ngồi viết cuốn sách này tôi đủ từng trải để không thắc mắc nữa, đơn giản vì bản thân phụ nữ đôi khi họ còn không hiểu họ và phản ứng của họ nói chung rất khó lường. Có lẽ sự khó lường của phụ nữ chính là bản năng tự vệ mà tạo hóa đã ban cho họ. Sức vóc của phụ nữ thua thiệt so với đàn ông, và họ sẽ bị đàn ông xúm vào cai trị nếu một ngày nào đó họ trở nên dễ hiểu.
Tóm lại, phụ nữ giống như hoa hồng, không phải vì hoa hồng có gai như người ta nói, mà vì không có ai lẩn thẩn tìm cách cắt nghĩa vẻ đẹp của hoa hồng mặc dù tất cả chúng ta đều yêu nó.
“Tôi yêu hoa hồng”, thế là đủ!
--- hết chương 10---
[SAU BÀI HỌC]
1. Sau bài học, chúng ta có thể lưu ý cách nói hơn gấp nhiều lần:
Eg: She had eaten three times more than I did, and now she cried six times more.
2. Once /wʌns/ (adv) at some time in the past (đã có một thời, trước khi, xưa kia)
Eg: I’d once had for her.
3. Stupefy /ˈstjuːpɪfaɪ/ somebody: to surprise or shock somebody; to make somebody unable to think clearly
Eg: Tun’s confession left me stupefied.