Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người về chủ đề từ điển.
Là một người học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh và dạy tiếng Anh, mình tin tưởng hầu như là tuyệt đối và chủ yếu sử dụng từ điển Oxford. Chỉ khi nào các từ mình tra quá chuyên ngành hoặc quá mới nằm ngoài từ điển thì mình mới tra trực tiếp trên google thôi. (Có thể kinh nghiệm về cách tra từ trực tiếp trên google mình sẽ nói sau ở 1 bài viết sau.)
Còn hôm nay, trước tiên, mình sẽ nói về từ điển Oxford nhé.
Từ điển Oxford tái bản lần thứ 8, link down: https://drive.google.com/file/d/0BzRh8mTyg_nGOTdLbUtOWGg5eDA/view?usp=sharing
Đây có thể được xem là từ điển Oxford kinh điển của tất cả những người học tiếng Anh: chuyên và không chuyên. Link mình gửi là bản lần thứ 8. Bản này không phải là bản mới nhất nữa. Bản mới nhất là bản thứ 9. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, mình thấy không thích bản lần 9 bằng vì khi nhập từ để tra, bản lần 9 buộc bạn phải dup-click để tô đen cả chữ mà bạn vừa mới tra trước đó rồi mới xoá chữ được. Bản lần 8 chỉ cần click 1 phát là tô đen giúp mình luôn, mình chỉ việc xoá.
Các phần phụ đi kèm như hỗ trợ viết và nói của bản lần thứ 9 đối với mình thấy cũng không cần thiết lắm, lại nặng. Nên mình vẫn ưa thích bản lần 8 này hơn.
Các bạn chỉ cần tải về giải nén ra, chọn file application của nó creat shortcut hoặc coppy file đó thả ra desktop là dùng được ngay nha.
Tại sao mình lại nói đây là từ điển kinh điển?
Thứ 1. Nghe qua số lần tái bản của nó thì chúng ta cũng đã đoán được rằng từ điển này luôn cập nhật và cải tiến liên tục đúng không ạ! Bởi vì liên tục được cập nhật và cải tiến như thế, nên kho từ vựng của từ điển này rất lớn và đa dạng (thua mỗi anh google thôi)
Thứ 2: Từ điển có cung cấp giải nghĩa chính xác tuyệt đối ( :v mạnh bạo khẳng định vậy luôn)
Đối với các động từ thì ngoài cung cấp các giới từ đi kèm và giải nghĩa + ví dụ về cách dùng, nó còn cung cấp rõ ràng tất cả các dạng động từ ở mọi hình thức (ở phần verb form, click vào là có). Ví dụ như thêm s/ es/ quá khứ đơn/ quá khứ phân từ ra sao… kèm với cả phiên âm + ghi âm phát âm của các hình thức đó
=> Chúng ta không cần học quy tắc thêm s/es, quy tắc thêm ed và cách đọc …. (nếu chúng ta lười :3 vì tất cả đã có trong từ điển)
Bên cạnh đó, đối với tính từ, nó ghi ra luôn các dạng so sánh hơn, so sánh nhất => khỏi cần học quy tắc làm gì :)) khoẻ re luôn
Thứ 3: Đối với những từ có các hình thức đồng nghĩa (syn) và trái nghĩa (opp) thì từ điển cũng liệt kê luôn cho chúng ta biết để tham khảo.
Ngoài các phiên bản ofline cho máy tính, từ điển Oxford cũng cung cấp phiên bản online:
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english
Ngoài Oxford ra thì Cambridge cũng là 1 cái tên đình đám cần phải nhắc tới nếu không sẽ rất thiếu sót.
Đây là link từ điển Cambridge offline trên máy tính cho các bạn tải về chủ động học mọi nơi:
https://drive.google.com/open?id=1UC8gMI5tw7dmQKjaWasmEHHlRt2Yl_qL
Ưu việt thứ 1 của từ điển Cambridge đó là có phần “từ đồng nghĩa” để giúp chúng ta mở rộng kiến thức về từ, giúp làm phong phú cách diễn đạt, tránh lặp từ.
Link online của từ điển Cambridge là: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/ (để các bạn có thể tra cứu trên mọi thiết bị miễn là có kết nối internet)
Ưu việt thứ 2 của từ điển Cambridge đó là chúng ta có thể tra thẳng động từ ở hình thức quá khứ đơn hay quá khứ phân từ lên ô tìm kiếm thì từ điển này sẽ tìm ra luôn động từ gốc nguyên mẫu cho chúng ta. Khác với 1 số từ điển, chúng ta cần phải biết hình thức nguyên mẫu của động từ thì gõ vào ô tìm kiếm mới tra ra được. Còn với Cambridge thì không cần nhé! ^^
Ví dụ: Chúng ta muốn tra từ “leant” thì chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm trên từ điển rồi enter. Kết quả sẽ hiển thị cho chúng ta biết rằng “learnt” mà chúng ta cần tìm là dạng quá khứ của từ “learn” và chúng ta chỉ việc click vô từ “learn” để tìm hiểu nghĩa.
————-
Ở phần 2 của chủ đề này mình sẽ nói về cách tra từ mới khi chúng ta không tìm thấy nó trong các từ điển. ^^ Điều này rất hay sảy ra nhất là khi các bạn đang nghiên cứu chuyên ngành. Cũng dễ hiểu thôi vì có thể các từ đó khá mới nên trong từ điển chưa cập nhật kịp. Và khi rơi vào trường hợp này thì chúng ta sẽ tra cứu như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết tiếp theo.